Market-vn – Nếu nhắc đến mô hình nến Nhật thì phải kể đến mô hình nến Bullish Harami, đây được xem là một mô hình nến đảo chiều và có xu hướng tăng. Nhiều người sẽ lầm tưởng rằng nếu xuất hiện mô hình nến Bullish Harami thì giá sẽ tăng, nhưng không điều này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Để hiểu hơn về mô hình nến Bullish Harami và cách giao dịch với mô hình Mẹ Bồng Con Tăng thì cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mô hình nến Bullish Harami là gì?
Để đi vào hiểu về mô hình nến Bullish Harami thì trước tiên phải hiểu nghĩa của từ Bullish Harami. Từ Bullish Harami được giải nghĩa như sau: Bullish ở đây được hiểu là một thị trường tăng giá còn Harami trong tiếng Nhật được hiểu là mẹ bồng con.
[sc name=”internallink” ][/sc]
Mô hình này được tạo từ 2 cây nến. Trong đó, nến mẹ là một cây nến giảm có màu đỏ hoặc đen với thân dài. Còn nến con là một cây nến tăng có màu nến xanh hoặc trắng với thân ngắn và nằm trọn trong thân của nến mẹ và thân nến nhỏ hơn hoặc bằng 25% thân nến mẹ.
Mô hình nến Bullish Hammer có ý nghĩa gì?
Đây là mô hình mẹ bồng con đảo chiều xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm. Mô hình này bao gồm một nến giảm có thân lớn, tiếp đó là nến tăng với thân nhỏ nằm bên trong thân nến trước đó. Đây là một dấu hiệu của sự thay đổi xu hướng từ giảm sang tăng khi bên bán đang dần giảm số lượng xuống trong khi đó thì bên mua đang tăng lên.
Mô hình này khá giống với mô hình nến Inside Bar, nến Inside Bar cũng có nến mẹ thân lớn và nến con nằm trong lòng thân mẹ. Điểm khác biệt là nến Bullish Harami có nến mẹ phải là màu đỏ, còn nến Inside Bar thì nến mẹ có thể đỏ hoặc xanh. Mô hình nến Bullish Hammer tăng có 1 nến con màu xanh với chiều dài thân nhỏ hơn hoặc bằng 25% thân nến mẹ. Còn với nến Inside Bar thì có nhiều con hơn, màu nến và kích thước của các nến con không xác định, chỉ cần nằm trong lòng mẹ là đủ.
Ưu nhược điểm của nến mẹ bồng con tăng Bullish Harami
Ưu điểm
- Dễ dàng xác định cho các nhà đầu tư mới
- Mức đầu vào hấp dẫn cho một xu hướng đang tăng có tiềm năng
Nhược điểm
- Không nên giao dịch khi chỉ dựa vào sự hình thành của mô hình
- Mô hình cần phải xuất hiện cuối cùng của một xu hướng giảm mới tin cậy
- Cần dựa vào thêm nhiều yếu tố khác như chỉ số Stochastic hay RSI
- Nhà đầu tư cần có sự hiểu biết về phân tích kỹ thuật
Cách vào lệnh với mô hình nến mẹ bồng con Bullish Harami
Với những ai chưa hiểu về mô hình nến Bullish Hammer thì sẽ thắc mắc về cách vào lệnh khi gặp mô hình nến mẹ bồng con như thế nào để tránh rủi ro và đạt hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi đó thì hãy cùng xem qua một số trường hợp để vào lệnh với nến Bullish Harami bạn có thể tham khảo sau đây nha:
Trường hợp 1: Mô hình nến Bullish Harami xuất hiện gần vùng hỗ trợ mạnh. Lúc này, bạn có thể vào lệnh BUY ngay khi cây nến con được hoàn thành.
Trường hợp 2: Áp dụng kết hợp mô hình nến Bullish Harami với chỉ số RSI.
- Vào lệnh BUY khi cây nến xuất hiện sau mô hình nến mẹ bồng con tăng cũng là một cây nến xanh tăng.
- Vào lệnh BUY nếu giá bắt đầu tăng cao trên mức giá cao nhất của nến mẹ 2 – 3 pip.
- Vào lệnh BUY ở trên mức giá cao nhất của nến con khoảng 2 – 3 pip.
Có thể nói rằng, mô hình nến Bullish Harami là mô hình nến Nhật đảo chiều tuy nhiên tín hiệu của nó không quá mạnh mẽ so với nến Doji hay nến búa. Vậy nên với những trader mới, các bạn nếu chưa hiểu phân tích kỹ thuật lắm thì không nên dựa vào mô hình nến này.
Tham khảo thêm:
- ROE là gì? Cách tính ROE? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
- Mô hình cốc tay cầm – một công cụ cực hiệu quả với các trader để bắt các xu hướng mạnh
- Mô hình giá Flag – Cách giao dịch mô hình lá cờ tăng và giảm
Trên đây là những chia sẻ về mô hình nến Bullish Hammer. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ hiểu hơn về mô hình nến mẹ bồng con này nhé.