market-vn.com – Mô hình giá Flag, hay còn gọi là mô hình lá cờ, chắc hẳn đã quá quen thuộc với các nhà giao dịch Forex. Đây là một mô hình có tần suất xuất hiện khá thường xuyên, đồng thời có độ tin cậy cao nên thường được nhiều trader sử dụng. Vậy mô hình lá cờ – Flag là gì? Mô hình này có độ tin cậy như thế nào và cách giao dịch với mô hình ra sao? Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.
Mô hình giá Flag là gì?
Mô hình giá Flag (lá cờ) là một trong những mô hình giá quan trọng được nhiều nhà giao dịch tin tưởng và thường sử dụng trong các chiến lược của mình, với mục đích báo hiệu giá tiếp tiếp diễn trong xu hướng tăng hoặc giảm.
Mô hình giá Flag gồm 2 phần chính là: cán cờ và lá cờ.
- Trước khi phần lá cờ được hình thành, cán cờ là bộ phận thể hiện hướng đi của thị trường. Đồng thời cũng là dấu hiệu quan trọng quyết định xu hướng của giá sau cú breakout khỏi mô hình.
- Phần lá cờ có dạng hình chữ nhật nằm ngang, có xu hướng ngược lại so với hướng đi của cán cờ và có thể chếch lên trên hoặc xuống dưới một chút.
- Cấu tạo của lá cờ khá giống với kết cấu của mô hình chữ nhật, gồm hai đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau. Hơn nữa, giá di chuyển trong phần lá cờ với biên độ rất hẹp, đến khi nó đủ sức để bứt phá khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì đây là thời điểm đánh dấu sự hoàn thiện của mô hình lá cờ.
- Về mặt ý nghĩa, mô hình lá cờ là mô hình tiếp diễn xu hướng, tức là dạng mô hình “đánh breakout” bằng việc sử dụng các lệnh chờ sẵn như buy stop hay sell stop.
Điều gì khiến mô hình cờ được hình thành?
Mô hình cờ sẽ được hình thành sau một đợt tăng giá hoặc giảm giá cực mạnh, giá sẽ lao thẳng đứng, nên được xem là phần cột.
Chính vì thế, diễn biến tâm lý của hai phe ở đây chính là sự áp đảo của một trong hai phe, chính là phe tạo ra cột cờ ban đầu. Nên khi bắt đầu tiến tới giai đoạn hình thành lá cờ, vì giá biến động nhanh và mạnh nên sẽ có nhiều nhà giao dịch chốt lời dẫn đến giá tạm dừng và thoái lui nhẹ. Sau khi đã tích lũy đủ, các lệnh mua/bán sẽ tiếp tục được thêm vào, để tiếp tục đẩy giá đi theo xu hướng tăng hoặc giảm trước đó.
Bởi vì đà lên hoặc đà giảm phụ thuộc xu hướng ban đầu là xu hướng gì, cùng quá trình giá dao động mạnh mẽ nên việc giá tiếp tục theo xu hướng trước đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Các loại mô hình giá Flag trong Forex
Tham khảo thêm:
- Mô hình cốc tay cầm – một công cụ cực hiệu quả với các trader để bắt các xu hướng mạnh
- Bán non là gì? 2 cách kiếm lợi nhuận hiệu quả với Short Squeezes (bán non)
Mô hình Flag có hai dạng mô hình chính, đó là: mô hình cờ tăng và mô hình cờ giảm. Nếu xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng thì nó là mô hình cờ tăng, và nếu xuất hiện sau một xu hướng giảm thì gọi là mô hình cờ giảm. Để hình dung rõ hơn về đặc điểm của hai loại mô hình trên, hãy cùng theo dõi kỹ càng trong phần dưới đây:
Mô hình Bull Flag (Cờ tăng)
Với mô hình Flag trong xu hướng tăng, cán cờ sẽ là một cây nến tăng giá. Tiếp theo là phần lá cờ, giá tăng từ đáy và biến động trong một kênh được tạo ra từ 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Khi giá chạm tới đường kháng cự phía trên thì giá bắt đầu tăng vọt, vượt lên trên mức kháng cự và tiếp tục với xu hướng tăng.
Nó được xem là một dấu hiệu tăng giá, cho thấy xu hướng tăng giá hiện tại có thể tiếp tục. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng xuống nhưng đôi khi cũng có hướng chếch lên.
Mô hình cờ trong xu hướng tăng có hiệu quả nhất khi chúng xảy ra khoảng 1/3 biên độ giá 52 tuần gần nhất
Mô hình Bearish Flag (Cờ giảm)
Mô hình Flag trong xu hướng giảm có cán cờ là một cây nến giảm giá. Tiếp theo đó là một kênh giá hồi ngắn hạn tăng nhẹ và sau đó giá sẽ chạm mức đường hỗ trợ. Một khi giá phá vỡ đường hỗ trợ dưới của mô hình thì giá sẽ tiếp tục giảm manh.
Mô hình này bao gồm 2 đường xu hướng song song hình thành dạng lá cờ hình chữ nhật. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng lên nhưng đôi khi cũng có hướng chếch xuống.
Tương tự như mô hình cờ trong xu hướng tăng, mô hình cờ trong xu hướng giảm hiệu quả nhất là khi chúng xảy ra khoảng 1/3 biên độ giá 52 tuần gần nhất.
Ý nghĩa giao dịch Mô hình giá Flag
- So với những lá cờ có biên độ rộng, không đều hoặc khó đoán, thì những lá cờ có biên độ hẹp được coi là điển hình cho mô hình giá Flag và hiệu quả hơn khá nhiều. Biên độ của lá cờ chính là khoảng cách giữa hai đường hỗ trợ và kháng cựtrong kênh giá hồi của mô hình Flag.
- Ngoài biên độ hẹp, một lá cờ có cán cao chính là dạng đặc biệt của mô hình Flag, và kiểu mô hình này nằm trong top những mô hình hiệu quả nhất.
- Kênh giá hồi lại của mô hình phải đi ngược với xu hướng của cán cờ, nếu đoạn hồi lại tạo thành lá cờ có cùng chiều với xu hướng trước đó thì mô hình đó sẽ trở thành mô hình không hiệu quả.
- Mô hình này cho hiệu quả tốt hơn kênh giá hồi diễn ra ít hơn 15 ngày.
Mô hình Flag cho biết điều gì về tâm lý giao dịch?
Nguồn nội lực được khởi động sẽ được thể hiện thông qua mô hình Flag tăng hay giảm. Bên mua hoặc bên bán đều đã bắt đầu khống chế thị trường giao dịch. Phần lớn, khi thấy sự tăng giảm giá trị cần tiến hành thoái lui hoặc tạm ngừng giao dịch. Khi giá tích lũy đủ, hãy tiếp tục bổ sung lệnh bán hoặc mua.
Tín hiệu giao dịch thường xuất hiện ngay tại thời điểm phá vỡ mô hình là cờ. Khi giá dịch chuyển mạnh khỏi đường kháng cự trong mô hình cờ tăng giá, xuyên qua đường hỗ trợ đối với mô hình giảm.
Cách giao dịch với mô hình lá cờ
Các nhà đầu tư nên tập trung vào thời điểm kết thúc của mô hình để có thể giao dịch với mô hình cờ một cách hiệu quả. Nói cách khác, các nhà đầu tư sẽ mua hoặc bán khi giá breakout ra khỏi một trong hai đường xu hướng của mô hình.
Điểm vào lệnh
- Đối với mô hình cờ tăng, khi giá phá vỡ đường xu hướng kháng cự, trader có thể đặt một lệnh buy ngay sau đó.
- Tương tự với mô hình cờ giảm, khi giá bứt ra khỏi khu vực hỗ trợ để xuyên xuống, ngay lập tức trader vào một lệnh sell.

Điểm cắt lỗ (Stop loss)
Đặt Stop loss là việc làm cần thiết nhất mỗi khi tiến hành giao dịch. Bởi Stop loss sẽ giúp nhà giao dịch hạn chế rủi ro và cháy tài khoản xuống mức thấp nhất có thể. Hãy nhớ lại nguyên tắc số 1 của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett : “ Không bao giờ để mất tiền”.
Do đó, đối với mô hình lá cờ cũng vậy, luôn phải tìm vị trí thích hợp để cắt lỗ.
- Điểm Stop loss lý tưởng cho cờ tăng là đáy gần nhất của mô hình, cũng chính điểm thấp nhất của phần là cờ.
- Ngược lại với mẫu hình cờ giảm, nên đặt lệnh cắt lỗ Stop loss tại đỉnh cao nhất của mô hình flag.
Điểm chốt lời (Take profit)
Cuối cùng, cách đặt Take profit có lẽ đã vô cùng quen thuộc với các nhà giao dịch. Cụ thể, trader có thể chốt lời tại điểm mà khoảng cách từ đó đến điểm vào lệnh bằng với chiều dài của cán cờ và cùng hướng với vị trí mở lệnh.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về mô hình giá Flag. Nhìn chung, đây là một mô hình giá tiếp diễn có độ tin cậy cao, hỗ trợ rất nhiều trong công cuộc giao dịch của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng không phải lúc nào tín hiệu từ những mô hình cờ này cũng chính xác 100%. Do đó, các nhà giao dịch nên tham khảo thêm những nguồn thông tin khác, theo dõi thị trường trước khi ra quyết định vào lệnh. Chúc bạn thành công.